
Cải thiện dáng chạy có thể hỗ trợ kỹ thuật chạy tốt hơn, nhanh hơn, hiệu quả và thoải mái , đồng thời giảm lực tác động lên cơ thể và giảm nguy cơ chấn thương.
8 Điều Lưu Ý Để Hoàn Hảo Kỹ Thuật Chạy
1. Mắt
Nhìn thẳng về phía trước từ 20 – 30 mét để quan sát đường chạy, không nên nhìn xuống chân. Đây không những làm hoàn thiện kỹ thuật chạy bộ, mà còn đảm bảo sự an toàn của bản thân.
Khi đưa mắt nhìn xuống chân, cổ sẽ đưa về trước việc này vô tình chèn áp lực lên cổ và vai.
2. Cổ
Cổ giữ thẳng hàng theo cột sống, không nghiêng một bên, ngửa cổ hoặc gập cổ. Như được đề cập ở trên, việc đưa cổ về trước sẽ tạo áp lực lên cổ nghe thì có vẽ không đáng kể. Tuy nhiên trong thời gian lâu dài sẽ dẫn đến các triệu chứng đau cổ, chấn thương.
3. Vai
Giữ cân bằng. Tránh lệch vai cao – thấp. Tránh lắc vai mạnh khi chạy. Tránh đưa vai về phía trước, điều này làm căng lồng ngực gây khó thở khi chạy. Nhịp thở sẽ đều và ổn định hơn khi giữ cho 2 vai thư giãn.
4. Tay
Giữ cho cánh tay và bàn tay càng thả lỏng càng tốt. Đặt hai ngón cái lên đốt thứ hai của ngón trỏ, nắm hờ tự nhiên. Giữ cố định khớp khuỷu tay vuông góc 90 độ. Đánh tay qua khớp vai, luân phiên hai tay từ trước ra sau, cách ngực khoảng một gang bàn tay và không quá ngực, tay thấp không quá thắt lưng.
5. Lưng
Giữ thẳng không được gù hoặc ngửa. Chú ý về phần trên: giữ vai – lưng – mông thành một đường thẳng và hơi đổ người về phía trước một góc tự nhiên. Nên nhớ luôn luôn kiểm tra tư thế khi chạy để giữ cho kỹ thuật chạy tốt nhất, vì khi quá mệt chúng ta thường có khuynh hướng đổ người về trước.
6. Gối
Nâng gối từ sau ra trước thẳng hướng chạy. Biên độ nâng tùy vào cự ly, tốc độ chạy. Không mở gối rộng hai bên hoặc chụm gối vào trong.
7. Bàn chân
Đặt thẳng hướng chạy, đặt dưới trọng tâm cơ thể, tiếp xúc mặt đất bằng gót lăn chuyển lên mũi chân vuốt ra sau. Tránh đặt chân trước hoặc quá sau trọng tâm, mũi chân lệch hướng hai bên, không lăn cổ chân.
8. Hít thở
Khi chạy bạn nên hít bằng mũi, thở bằng miệng. Hít thở sâu, tự nhiên phù hợp tốc độ chạy, tùy cự ly. Tập thở bằng cả mũi và miệng trong ngày. Điều này có thể khó khăn vì chúng ta rất khó hít vào và thở ra chỉ bằng mũi.
Làm Thế Nào Để Giữ Cho Form Chạy Hoàn Hảo Trong Suốt Đường Đua

Ngoài cải thiện kỹ thuật chạy và giữ cho tư thế chạy ổn định, cân bằng hơn thì một phần cơ bụng khỏe mạnh luôn là ưu thế cho các VĐV chạy bộ. Đây là những bài tập cơ core dành cho runner giúp giảm thiểu chấn thương tăng độ linh hoạt và tính ổn định của thân trên.
Bài viết được dựa trên kinh nghiệm và chia sẽ của HLV Tiểu Đường – VĐV chạy bộ hàng đầu Việt Nam