Với phân tích dáng chạy (Run Gait Analysis), bạn sẽ được phân tích chuyên sâu mọi khía cạnh trong quá trình chạy của mình.
Bài kiểm tra này cho phép bạn xem rõ từng chuyển động, chẳng hạn như độ dài sải chân và vị trí tiếp xúc của bàn chân. Bài kiểm tra này cũng cho phép bạn biết vị trí khớp của bạn có có hỗ trợ bạn đầy đủ hay không, cũng như chuyển động nào đang chưa tối ưu. Phân tích dáng chạy bao gồm:
Đánh giá trực diện
- Bạn đang đánh tay chéo cơ thể hay không?
- Hông của bạn có xoay quá mức khi chạy không ?
- Khi chạy xương chậu của bạn lệch không?
- Xương chậu của bạn có đẩy về phía trước quá mức không?
- Đầu gối của bạn có thẳng hàng với bàn chân không?
- Vị trí tiếp đất của bàn chân có chếch ra phía ngoài không?
- Bàn chân của bạn có bị lăn vào trong hay ra ngoài quá mức không?
Đánh giá hai bên
- Đầu của bạn có thẳng và ổn định không?
- Cánh tay của bạn có đang gập về phía trước và duỗi ra phía sau không?
- Bạn có đánh hông quá mức không?
- Xương chậu của bạn có xoay về phía trước quá mức với mỗi sải chân không?
- Bàn chân của bạn có tiếp đất ở vị trí phía trước cơ thể của bạn không?
- Đầu gối của bạn có bị cong khi tiếp đất không?
- Bạn có đang uốn cong đầu gối và mắt cá chân để chuẩn bị vung chân qua không?
Các vấn đề thường gặp trong dáng chạy của bạn bao gồm: chạy quá đà hoặc vị trí đáp bàn chân chệch ra khỏi vùng trọng tâm, Biên độ giao động quá cao và vung tay không đủ.
Chạy quá đà có nghĩa là chân của bạn tiếp đất trước trọng tâm của bạn. Điều này gây ra hiệu ứng phanh khiến cơ thể không được đẩy tối đa về phía trước
Biên độ giao động quá cao có nghĩa là phần phía trên cơ thể của bạn không được kiểm soát tốt khiến cơ thể bạn nhấp nhô lên xuống quá mức. Điều này khiến bạn cần nhiều năng lượng hơn và giảm sức đẩy về phía trước.
Vung tay đóng vai trò lực đối trọng giúp đẩy cơ thể về phía trước. Nếu khi chạy bạn vung tay không đủ, chân và hông xoay nhiều hơn sẽ khiến bạn dùng nhiều năng lượng hơn và kém hiệu quả hơn.
Bài kiểm tra phân tích dáng chạy là một cách hữu ích để đánh giá cơ chế chạy của bạn. Điều này giúp cải thiện tốc độ chạy và sức bền, cũng như giảm nguy cơ chấn thương.
Có thể sẽ khó thay đổi dáng chạy của mỗi người. Nhưng hãy bắt đầu với những thay đổi nhỏ, tập trung vào việc thực hiện từng điều chỉnh một. Với một chút luyện tập và nỗ lực, bạn sẽ đạt được sức bền tốt hơn và ít gặp chấn thương hơn.
Hãy Tham khảo ý kiến của một huấn luyện viên chạy bộ chuyên nghiệp hoặc chuyên gia phục hồi chức năng nếu cần. Đồng thời bạn có thể kiểm tra phân tích dáng chạy (miễn phí) ngay tại Upfit.
Đăng ký ngay tại đây: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScgqyv73pirtS-GrCFvOEz-6rMjQwfDWz8MD8vYQLUcpvwFNA/viewform