
Chức năng của chất béo
Chất béo phục vụ hỗ trợ các chức năng trong cơ thể và cả trong chế độ ăn uống. Trong cơ thể, chất béo có chức năng dự trữ năng lượng, cung cấp điện giải, đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh và truyền tín hiệu cho cơ thể.
Chất béo cũng đóng những vai trò độc đáo trong chế độ ăn, bao gồm tăng sự hấp thụ các vitamin tan trong chất béo và góp phần tạo nên hương vị và sự hài lòng của thức ăn.
Tích trữ năng lượng
Hầu hết năng lượng cơ thể con người được cung cấp bởi carbohydrate (tinh bột) và lipid (mỡ) và lưu trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen. Các chất béo kết hợp chặt chẽ với nhau để lưu trữ lượng năng lượng lớn trong một không gian nhỏ và lâu dài.
Bạn có biết: Một gam chất béo chứa gấp đôi lượng năng lượng so với một gam carb.
Chúng ta sử dụng năng lượng được lưu trữ trong chất béo để giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng cơ bản khi nghỉ ngơi và cung cấp năng lượng cho cơ bắp để vận động suốt cả ngày. Không giống như các tế bào cơ thể khác có thể lưu trữ chất béo trong giới hạn nhất định, các tế bào mỡ thường chuyên lưu trữ chất béo với khả năng “to dần” gần như vô hạn.
Sự dư thừa mô mỡ gây bất lợi cho sức khỏe không chỉ do căng thẳng cơ học, dư thừa trọng lượng trên cơ thể mà còn do thay đổi nội tiết tố và rối loạn trao đổi chất. Béo phì thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và một số loại ung thư nguy hiểm. Nó còn làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, nhận thức và tâm trạng không ổn định. Một sức khỏe tốt là khi cơ thể cân bằng và đủ chất trong đó có cả chất béo nhưng với một lượng lớn thì dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta.
Cách điện và bảo vệ
Lượng mỡ cơ thể trung bình của đàn ông là 18 đến 24 phần trăm và ở phụ nữ là 25 đến 31 phần trăm ,mô mỡ có thể chiếm một tỷ lệ lớn hơn nhiều so với trọng lượng cơ thể tùy thuộc vào mức độ béo phì của từng người. Chất béo lưu trữ trong khoang bụng thường được gọi là chất béo nội tạng, một số được lưu trữ bên dưới da.
Chất béo nội tạng bảo vệ các cơ quan quan trọng chẳng hạn như tim, thận và gan. Còn lớp mỡ dưới da thường giúp cách nhiệt, bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ khắc nghiệt. Mỡ dưới da còn giúp đệm bàn tay và mông của chúng ta để ngăn ngừa ma sát vì hai bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với bề mặt cứng.
Điều chỉnh và truyền tín hiệu
Chất béo giúp cơ thể sản xuất và điều chỉnh hóc-môn. Ví dụ, mô mỡ tiết ra hormone leptin báo hiệu tình trạng năng lượng của cơ thể và giúp điều chỉnh sự thèm ăn. Chất béo cũng cần thiết cho sức khỏe sinh sản – Một người phụ nữ nếu không có đủ lượng chất béo cần thiết sẽ bị gián đoạn kinh nguyệt và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cho đến khi cơ thể được tích trữ đủ lượng chất béo.
Omega-3 và Omega-6 là 2 chất béo không bão hòa. Ngoài ra, chúng cũng là loại axit béo phổ biến mà cơ thể cần hấp thụ từ thực phẩm. Đây là chất béo tốt vì có khuynh hướng làm giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, sản sinh ra cholesterol tốt truyền đi khắp cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Chất béo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự dẫn truyền xung thần kinh, lưu trữ trí nhớ và cấu trúc mô – đặc biệt tập trung vào hoạt động cấu trúc và chức năng não bộ, giúp hình thành màng tế bào thần kinh, cách điện các tế bào thần kinh và tạo điều kiện cho tín hiệu của các xung điện trong não.
Chức năng của chất béo trong dinh dưỡng

Chất béo trong thực phẩm giúp hỗ trợ vận chuyển các vitamin hòa tan trong chất béo qua quá trình tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thụ vitamin ở ruột. Chúng được gọi là quá trình tăng khả dụng sinh học. Chất béo trong chế độ ăn uống còn làm tăng khả dụng sinh học của các hợp chất được gọi là hóa chất thực vật — các hợp chất thực vật không thiết yếu nhưng có lợi cho sức khỏe con người.
Chất béo làm thỏa mãn cơn đói vì chúng được tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn các chất dinh dưỡng đa lượng khác. Do đó, chất béo trong chế độ ăn uống góp phần tạo cảm giác no. Khi ăn thức ăn béo, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách cho phép các quá trình kiểm soát tiêu hóa làm chậm sự di chuyển của thức ăn dọc theo đường tiêu hóa, giúp chất béo có nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và hấp thụ, đồng thời thúc đẩy cảm giác no tổng thể.
Chất béo giúp quá trình tiêu hóa chậm lại để đánh giá hương vị và kết cấu của thực phẩm lâu hơn có thể giúp cơ thể có nhiều thời gian gửi tín hiệu no đến não, vì vậy bạn có thể ăn đủ no mà không cảm thấy khó chịu vì quá no.